Chúng tôi sử dụng cookie để nâng cao trải nghiệm của bạn. Bằng cách tiếp tục truy cập trang web này, bạn đồng ý với việc sử dụng cookie của chúng tôi. Click vào đây để xem thông tin chi tiết.
Mazda Hải Dương
Năm 2011, Thaco hợp tác với tập đoàn Mazda Nhật Bản xây dựng nhà máy sản xuất và lắp ráp xe Mazda tại khu Kinh tế mở Chu Lai, Quảng Nam với công suất 10.000 xe/năm
18/02/2023
Xe bị nóng máy có thể khiến động cơ hư hại nặng, thậm chí cháy nổ. Vì vậy cần tìm nguyên nhân và xử lý đúng cách kịp thời.
Khi hoạt động, nhiệt độ động cơ ô tô sẽ tăng lên đến một mức nhiệt nhất định để đảm bảo vận hành đạt hiệu quả cao nhất. Sau đó, hệ thống làm mát bắt đầu can thiệp để giúp động cơ duy trì mức nhiệt ổn định này, không tiếp tục tăng cao hơn.
Xe bị nóng máy, động cơ quá nhiệt là khi vì một nguyên nhân nào đó mà nhiệt độ động cơ tăng cao vượt ngưỡng cho phép. Dấu hiệu thường thấy là có hơi nước/khói bốc lên từ khoang động cơ, đồng hồ đo nhiệt độ chỉ mức đỏ/đèn cảnh báo nhiệt độ bật sáng…
Động cơ bị quá nhiệt nếu không được xử lý kịp thời sẽ khiến hệ thống vận hành bị hư hại nghiêm trọng. Thậm chí có thể dẫn đến sự cố cháy nổ. Do đó khi thấy các dấu hiệu động cơ bị quá nhiệt cần khắc phục càng sớm càng tốt.
Có nhiều nguyên nhân xe ô tô bị nóng máy, động cơ quá nhiệt. Nguyên nhân thường gặp nhất là do hệ thống làm mát gặp hay hệ thống động cơ xe gặp vấn đề.
Nước làm mát ô tô có tác dụng truyền dẫn nhiệt nhanh chóng, giúp làm mát hệ thống động cơ khi xe hoạt động. Nếu xe bị thiếu nước làm mát sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng làm mát, dẫn đến hiện tượng xe bị nóng máy nhanh.
Hệ thống làm mát hoạt động ở dạng tuần hoàn kín nên nước làm mát thường ít khi bị hao hụt nhiều. Do đó nếu thấy nước làm mát hao nhanh thì rất có thể hệ thống làm mát đang gặp vấn đề như đường ống dẫn bị hở, nút bịt lỗ trên động cơ bị mòn, thanh tản nhiệt két nước bị rách, gioăng quy lát hỏng, xi lanh động cơ bị nứt… khiến nước làm mát bị rò rỉ.
Két nước làm mát động cơ rất dễ bám bẩn nếu không được vệ sinh thường xuyên. Nếu bị bám bẩn két nước sẽ bị tắt, khiến quá trình làm mát động cơ không đạt hiệu quả, dẫn đến tình trạng xe ô tô bị quá nhiệt.
Van hằng nhiệt xe ô tô có nhiệm vụ điều tiết nước làm mát đi qua két nước làm mát, từ đó giải nhiệt cho động cơ khi vận hành. Vì vậy nếu van hằng nhiệt bị lỗi sẽ ảnh hưởng đến quá trình làm mát động cơ. Nếu không phát hiện sớm có thể khiến xe bị nóng máy.
Quạt gió động cơ là bộ phận quan trọng trong hệ thống làm mát giúp tản nhiệt cho động cơ. Quạt gió bị trục trặc sẽ làm ảnh hưởng lớn đến quá trình làm mát, dễ khiến xe oto bị nóng máy vì không được giải nhiệt tốt.
Máy bơm nước làm mát bị trục trặc cũng là một trong các nguyên nhân xe ô tô bị nóng máy. Máy bơm thường bị các lỗi như chảy nước, dây cuaroa của bơm quá căng hay quá chùng…
Xe bị thiếu dầu động cơ cũng có thể khiến xe bị nóng máy. Dầu nhớt ô tô có nhiệm vụ bôi trơn các chi tiết bên trong động cơ, giúp giảm lực ma sát (hạn chế mài mòn) và giải nhiệt động cơ (hạn chế quá nhiệt). Vì vậy nếu xe bị thiếu dầu động cơ, các chi tiết bên trong động cơ sẽ không được bôi trơn và làm mát dẫn đến xe bị quá nhiệt.
Ngoài nguyên nhân từ hệ thống làm mát thì các trục trặc bên trong hệ thống động cơ dễ gây hiện tượng xe nóng máy bị tắt, bị kêu, có mùi khét… Để động cơ hoạt động hiệu quả đòi hỏi sự phối hợp ăn ý giữa nhiều bộ phận. Trong đó quan trọng nhất là sự phối hợp của hệ thống cung cấp hoà khí và hệ thống đánh lửa.
Chỉ cần một trong các bộ phận gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình đốt cháy nhiên liệu, đồng thời dẫn đến nhiều trục trặc đi kèm như xe bị nóng máy. Theo các chuyên gia, các lỗi thường gặp như kim phun nhiên liệu bị tắc/lệch góc phun sớm, bugi đánh lửa bị trễ, bộ điều áp bị trục trặc, buồng đốt xy lanh động cơ tích nhiều muội than (cản trở quá trình tản nhiệt), lọc khí bị tắc, … dễ gây hiện tượng xe báo nhiệt độ cao.
Ngoài các nguyên nhân trên, xe bị nóng máy cũng có thể do xe vận hành quá lâu dưới trời nắng nóng nhiệt độ cao. Trường hợp này thường gặp ở các dòng xe ô tô đời cũ vì hệ thống làm mát đã hoạt động kém khiến động cơ dễ bị tăng nhiệt.
Khi phát hiện xe bị nóng máy, động cơ xe bị quá nhiệt, người lái cần có các bước xử lý nhanh chóng:
Theo nguyên tắc khi xe bị quá nhiệt điều đầu tiên cần làm là dừng xe ngay lập tức. Tuy nhiên trong trường hợp xe đang lưu thông trong đường đông đúc không thể dừng xe ngay thì cần tiến hành các bước xử lý để hạ nhiệt cho máy xe như:
Trong trường hợp đã dừng được xe, cần tiến hành các bước xử lý sau:
Khi kiểm tra nước làm mát nếu thấy nước làm mát bị thiếu thì châm nước làm mát. Nếu xe không có sẵn nước làm mát có thể dùng nước lọc sạch để thay thế. Tuy nhiên đây chỉ là phương án tạm thời dùng khi khẩn cấp. Về sau cần sớm súc rửa két làm mát và thay nước làm mát chuyên dụng. Trong trường hợp nước làm mát vẫn đầy thì kiểm tra đường ống, quạt gió, bơm nước…
Sau khi động cơ đã nguội hẳn nên lập tức đưa xe đến garage để kiểm tra. Trong trường hợp chạy được đoạn ngắn tiếp tục có dấu hiệu xe bị nóng máy nhanh thì tốt nhất nên gọi cứu hộ kéo xe về.
Để hạn chế tình trạng xe oto bị nóng máy nên lưu ý một số điều sau: