TẢI BROCHURE

MAZDA VIỆT NAM

Năm 2011, Thaco hợp tác với tập đoàn Mazda Nhật Bản xây dựng nhà máy sản xuất và lắp ráp xe Mazda tại khu Kinh tế mở Chu Lai, Quảng Nam với công suất 10.000 xe/năm

6 nguyên tắc lái xe an toàn dành cho phụ nữ mang thai

14/06/2023

Không ít chị em phụ nữ vẫn phải tự mình lái xe ô tô khi mang thai. Vậy bà bầu lái xe ô tô có ảnh hưởng gì hay không? Bà bầu cần chú ý gì khi lái xe ô tô?

Trong bài viết này, Mazda Hải Dương sẽ nêu ra 8 nguyên tắc lái xe an toàn mà bà bầu nào cũng cần chú ý!

Không nên lái xe trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ

Nếu đang mang thai thì trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối là thời điểm mẹ bầu nên hạn chế lái xe. Do khi lái xe, mẹ bầu phải luôn ngồi trong tư thế thẳng và gò bó là nguyên nhân gây chèn ép tử cung khiến máu lưu thông khó khăn.

Bên cạnh đó, các biểu hiện của ốm nghén như mệt mỏi, buồn ngủ trong ba tháng đầu sẽ làm mẹ bầu không thoải mái cầm lái, dễ gây mất tập trung, nguy hiểm khi lái xe.

Vào những tháng cuối thai kỳ, lúc này bụng của bạn sẽ to hơn khiến động tác kém linh hoạt, dễ bị vướng víu. Khi đó, các va chạm như phanh xe cũng dễ tác động đến bụng và ảnh hưởng tới thai nhi. Đặc biệt, chân mẹ bầu cũng dễ bị chuột rút hơn vào ba tháng cuối nên bạn cần hạn chế lái xe ô tô.

Từ tuần 14 đến tuần 28 là thời kỳ ổn định để mẹ bầu lái xe.

Không dùng nước hoa ô tô hay các đồ vật cứng

Nước hoa là nguyên nhân gây dị ứng mùi ở mẹ bầu. Tình trạng dị ứng mùi khiến bạn cảm thấy buồn nôn, khó thở. Đặc biệt, thành phần Methanol có trong nước hoa cũng không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu. Do đó, không nên đặt nước hoa hay túi thơm vào xe hơi khi lái xe lúc mang thai. Bạn có thể sử dụng vỏ cam quýt trong xe sẽ cực kỳ an toàn và giúp bầu không khí trong xe dễ chịu hơn.

Ngoài ra, bạn cũng không nên đặt vật cứng vào trong xe để hạn chế nguy cơ tổn thương cho mẹ bầu khi sự cố xảy ra.

Thắt dây an toàn cho mẹ bầu đúng cách

Dây an toàn là trang bị vô cùng quan trọng trên xe. Đối với mẹ bầu khi thắt dây an toàn nên kéo qua vai xuống giữa ngực và kéo sang bên bụng. Cần tránh đặt đai an toàn qua bụng mà nên để phần cố định của đai ở hông, phần dưới đai đặt dưới vòng bụng.

Điều chỉnh vị trí lái phù hợp nhất

Cần đảm bảo ghế lái có khoảng cách phù hợp và thoải mái với cơ thể và bàn đạp. Khoảng cách lý tưởng nhất là ngồi xa tay lái khoảng 25cm để bảo vệ bụng trong trường hợp túi khí bung ra khi có va chạm.

Sau khi điều chỉnh ghế ngồi, bạn nên chỉnh lại vị trí của gương chiếu hậu và gương bên ngoài.

Để tránh bị đau lưng khi cầm lái, bạn nên kê chiếc gối nhỏ sau lưng ghế lái sẽ mang đến sự thoải mái và dễ chịu khi lái xe.

Không lái xe trên đoạn đường xấu

Mẹ bầu không nên lái xe trên những đoạn đường xấu như gồ ghề, sỏi đá, trơn trượt, đường sốc để giảm thiểu các ảnh hưởng đến thai nhi.

Không lái xe đường dài

Khi ngồi trên xe với tư thế không thoải mái quá lâu sẽ làm tăng nguy cơ sẩy thai, vỡ ối với các tháng gần cuối thai kỳ. Đặc biệt sẽ khiến các mẹ dễ gặp tình trạng đau lưng, chân phù nề, nhức mỏi. Vì vậy, tốt nhất bạn không nên lái xe đường dài, nếu cần thiết thì chỉ lái khu vực gần nơi mình sinh sống hoặc gần các khu dân cư, bệnh viện để dễ xoay sở khi cần hỗ trợ.

Chúc các mẹ bầu thật nhiều sức khỏe và có biện pháp bảo vệ bản thân khi lái xe nhé!

TÌM HIỂU THÊM